chỉ có thể nghe khoảng hai bài, nghe đi nghe lại chúng mấy ngày sau rồi mới chuyển sang bài khác. Có những bài mà khi mới nghe, bạn tắt ngay lập tức, nhưng vài hôm sau, bạn mở lại và thấy nó hay lạ thường. Lặp đi lặp lại như thế suốt ba tháng, tôi dần gắn bó với dòng nhạc ầm ĩ này (tất nhiên chưa ầm ĩ bằng metal). Như một hệ quả, trong tôi bắt đầu chộn rộn những cảm giác khó tả, lòng thầm mong năm học mới đến nhanh hơn.
Và năm học lớp 7 bắt đầu bằng việc chuyển chỗ ngồi. May mắn thay, cặp mắt cú vọ của bà chủ nhiệm không vươn tới bàn của tôi. Tôi và Linh vẫn ngồi cùng nhau. Ngày đầu tiên, hai đứa lại bút đàm trong giờ học. Linh hỏi tôi:
---------------------------------------------
Bạn đang đọc truyện tại http://HotVkl.Sextgem.Com - Wapsite giải trí người lớn miễn phí.Hãy truy cập vào Wap thường xuyên và giới thiệu Wap tới bạn bè của bạn để Wap ngày càng phát triển nhé
----------------------------------------------
“Đi chết đi!”.
Cuộc sống năm lớp 7 khởi đầu một cách yên bình như thế. Tôi nghĩ mọi chuyện sẽ tốt đẹp hơn năm lớp 6.
Lên lớp, lên một tuổi, tôi cũng khác nhiều. Thứ đầu tiên thay đổi trong suy nghĩ thằng ôn mới lớn: bớt hứng thú học hành. Tất nhiên không phải kiểu buông xuôi muốn ra sao thì ra nhưng đại khái là tôi đã đánh mất sự thích thú khi học tập. Mỗi lần xong xuôi bài tập về nhà, tôi đều vui mừng. Vui vì xong đống công thức toán của nợ, vui vì sổ liên lạc sẽ không có “thiếu bài tập”. Chúng tôi – những con lợn mắn đẻ của lớp chọn học để lấy điểm, học để không trở thành đứa con hư, học vì nỗi sợ “không công ăn việc làm” như lời bố mẹ nói. Còn niềm vui học hỏi kiến thức ư? Không, hoàn toàn không, một chút cũng không. Giáo dục là thế, nó đưa ra sản phẩm và bắt những đứa trẻ phải ăn, không được phàn nàn vì sao phải ăn hay ăn để làm gì? Chẳng ai giải thích cho chúng tôi cả. Khi đã mất hứng thú học hành, lũ con trai chỉ còn cách giải tỏa duy nhất: game – thú tiêu khiển số một của bọn trẻ sống ở thành thị. Cái này cũng là cả một câu chuyện dài, vừa hài vừa nhắng.
Nói đến game là nói đến quán net. Cuối những năm 90, mấy cơ sở kiểu này bắt đầu xuất hiện giữa những quán điện tử cầm tay. Tôi đã nghe loáng thoáng bọn trẻ con rủ nhau đi chơi “háp lai” 0 từ hồi cấp một. Nhưng phải tới năm lớp 7, tôi mới chính thức chơi trò đó, cũng là thời kỳ quán net bước bắt đầu nở rộ. Cứ sau mỗi buổi học thêm, bọn con trai rồng rắn chục thằng kéo nhau ra quán nét, trong đó có tôi và thằng Choác. Mà có sung sướng gì đâu! Trong một không gian bé tí khoảng mười mét vuông, hai mươi case máy nóng hầm hập, thằng ngồi chửi loạn ngậu, thằng đứng hét hò ầm ĩ, đứa nào đứa nấy vã mồ hôi. Khổ sở là thế nhưng chẳng đứa nào chịu về, chúng quyết tâm đợi có máy chơi hoặc đi tìm quán net khác. Mùa đông còn đỡ, chứ mùa hè, các quán net như lò bát quái. Mà máy tính thời ấy mới cổ lỗ làm sao: RAM 128 MB, case bám bụi đóng tầng đóng tảng, màn hình lồi như đít ốc nhồi thi thoảng phập phù mấy vạch nhiễu, hoàn toàn chưa có khái niệm “card đồ họa”, “tản nhiệt” hay “internet”. Ấy thế mà bọn trẻ con say mê máy tính điên cuồng. Đứa nào cũng muốn chạm vào bàn phím rơi vãi đầy tàn thuốc lá, chạm vào con chuột gợn những gờ ghét được tích tụ từ mồ hôi của hàng trăm bàn tay khác nhau. Bẩn, nhưng thú vị! Sau giờ học, chiếm được một chỗ trong quán net là cả sự cố gắng lẫn may mắn. Tiền chơi ngày ấy rẻ thối, chỉ 2.000 đồng/ tiếng, nhịn ăn sáng là đủ tiền ngay. Đôi lúc thiếu tiền, tôi và thằng Choác chung nhau 2.000, thằng này chơi khoảng mười lăm phút lại đổi cho thằng kia. “Bùng” học chơi game không phải chuyện hiếm. Tôi thì không bỏ học chính, nhưng trốn học thêm thì đầy rẫy. Lạ đời thay, một thằng trốn học sướng một, hai thằng trốn học sướng gấp đôi, cả lũ trốn học sướng hết đường sướng! Có lúc cả tám thằng con trai cùng bỏ lớp học thêm của bà giáo chủ nhiệm đi chơi điện tử. Học sinh nó vậy đấy, he he!
Nói cho cùng, quán net là nơi bộc lộ bản chất của một thằng học sinh. Cam chịu thua cuộc hay háo thắng muốn lật ngược thế cờ, mọi thứ đều phô bày qua trò chơi. Tôi cũng thế, nhờ trò chơi, tôi chợt nhận ra mình là đứa cực kỳ háo thắng ẩn dưới bộ dạng lù khù đeo kính cận dày cộp. Cũng ở quán net, mọi stress dồn ứ trong đầu bọn nhỏ phát tiết ra ngoài qua những lời chửi thề. Thắng: chửi kiểu bác học, thua: chửi kiểu cay cú, thua nhiều: chửi kiểu hàng tôm hàng cá. Mà nhất phải lúc nào đang quyết đấu ăn tiền thì cả lũ chửi muốn tốc mái quán. Ban đầu người lớn phàn nàn và ra lệnh cấm nói tục chửi thề, sau trăm thằng trẻ con riết cả trăm chửi bậy, người lớn chỉ biết lắc đầu cho một thế hệ hư hỏng. Bọn tôi – những đứa trẻ chỉ coi đó là niềm vui thường nhật, chẳng quan tâm đạo đức hay hư hỏng gì sất. Và tất nhiên, ở cái thời Internet còn mông muội đó, bọn trẻ con bắt đầu tiếp xúc web đen – hay nói trắng ra là các trang khiêu dâm. Ở cấp hai, môn Sinh học có phần dạy giới tính nhưng giáo viên bộ môn luôn bỏ qua, thế nên bọn trẻ con tò mò tự khám phá cũng… hết sức bình thường. Đừng nói thế hệ bọn tôi hư hỏng và đồi trụy nhé! Nếu cái xứ này thuần phong mĩ tục thật thì đã chẳng có chuyện ngâm rượu để bồi bổ chuyện chăn gối. He he, quan điểm cá nhân thôi, đừng gạch!
Nhưng kỷ niệm đáng nhớ nhất ở quán net không phải là vui thế nào, chửi bậy ra sao mà là bị phụ huynh bắt. Đang chơi vui và cười nói hết cỡ, bỗng bạn nhận ra bố (hoặc mẹ) đang lù lù trước cửa hàng, ánh mắt hình viên đạn chiếu thẳng mặt bạn, cảm giác thế nào? Chỉ một câu: thốn tận rốn. Bài của các cụ thường là gọi tên thằng con, bụp thẳng mặt rồi chửi té tát. Cụ nào hiền hơn thì hành xử rất văn minh: gọi con về nhà, đóng cửa và bắt đầu tẩn. Thằng Choác hay bị phụ huynh xử theo cách thứ nhất. Nhà nó gần mấy quán net, thi thoảng bố mẹ nó lại đảo ra thì bắt gặp ngay thằng cu con đang ngoạc mồm chửi bới. Ôi thôi, chiến sĩ Choác hy sinh oanh liệt! Còn tôi bị xử theo cách thứ hai. Một ngày nọ, tôi trốn lớp học thêm của bà chủ nhiệm, bả gọi điện về nhà thông báo, mẹ tôi tức tốc chạy ra và lôi cổ thằng con về, còn ông bố đã chuẩn bị sẵn bó roi. Gọi là “bó” vì nó gồm ba cuộn dây điện chuyên cắm loa. Thể loại roi này không bao giờ gãy hoặc đứt, có thể in thành vệt lõm sâu xuống mông như thể da thịt bị thẻo bớt. Các ông bố không đánh thì thôi, đã đánh thì thằng con nhớ suốt đời không quên. Chục năm sau, thi thoảng tôi vẫn rờ mông để chắc chắn những vết sẹo đã lành hẳn.
Về sau, tôi có kể chuyện này cho Linh. Nghe đoạn bị đánh, em cười ngặt ngẽo không thôi. Tôi hầm hừ:
-Sao? Cười gì?
-Mày bị đánh thì tao cười chứ sao! – Em ôm bụng vừa trả lời, vừa ngăn mình cười tiếp.
-Đan Mạch, mày cười trên nỗi khổ của người khác à? – Tôi cười đau khổ.
Em còn chế giễu tôi thêm một hồi nữa rồi nói:
-Học đi! Nghe nói cuối năm, đứa nào đội sổ sẽ phải chuyển đi và nhường cho bọn lớp khác đấy!
-Thật á? Sao mày biết?
-Hôm 20/11, bố mẹ tao tới nhà bả thì bả bảo vậy. Bố mẹ tao bảo bả kêu ca mày nhiều lắm! Dự là cuối năm sẽ đuổi mày ra khỏi lớp.
Cái mặt tôi thộn dần. Đuổi tôi? Đời tôi sẽ về đâu? Tôi mới làm bạn với thằng Choác được một năm! Còn Linh nữa! Tôi không cho phép bất cứ thằng vẹo nào ngồi cạnh em, tôi sẽ đánh nó, kể cả đó là thằng Choác!
-Bố mẹ tao bảo tránh xa mày ra! – Linh cười.
-Thế mày muốn tránh tao thật à?
Em chống cằm, mắt ngước lên cao, đầu ngúng nguẩy:
-Không biết! Nhưng tóm lại là học đi!
Tôi ậm ừ, trong lòng lợn cợn những lời nói của
Ban ngoài ánh nắng ban mai ấm áp đang phủ lên mọi vật thay thế cho màn đêm lạnh lẽo. Mùi thơm của hoa thoang thoảng xen lẫn mùi cỏ non ...Chi Tiết
Chap1: Cuộc chạm mặt :Hôm nay nó và hai con bạn thân sẽ chuyển qua trường mới, trường Blue Star - ngôi trường nơi các con nhà quí tộc tr...Chi Tiết
Tiếng lưỡi dao xuyên vào da thịt.......... rợn người......... Tiếng máu...........rít lên............loang ra...........đỏ thẩm........ Ào ào......Chi Tiết
Cháp 1: Cuộc gặp mặt định mênh 4.30pm Tại sân bay quốc tế: Có một cô gái xinh đẹp,tóc màu nâu đỏ xõa ra ngang lưng,cô mặc chiếc á...Chi Tiết